Tận dụng visa 462 định cư Úc bằng nghề Cook/Chef (Phần 2)

Bạn cần tắt tính năng chặn quảng cáo

Trình duyệt của bạn đang bật tính năng chặn quảng cáo. Để xem được nội dung bài viết thì bạn cần tắt tính năng này. Vì Website chia sẻ thông tin miễn phí nên lợi nhuận từ quảng cáo sẽ dùng để duy trì và nâng cấp Website. Cám ơn bạn đã thông cảm cho việc này.

Hôm nay Nam Anh sẽ tiếp tục viết bài phần 2 về chủ dề Định cư Úc bằng nghề Cook và Chef. Phần trước Nam Anh đã viết về các bước để định cư dành cho những bạn hoàn thành khóa học Cookery ít nhất 2 năm tại Úc. Phần 2 này Nam Anh sẽ viết tiếp về cách tận dụng visa 462 định cư Úc bằng nghề Cook và Chef.

Các bạn có thể xem lại bài viết phần 1 tại đây nhé.

Như các bạn đã biết, Úc có thang điểm định cư tay nghề, tức là chỉ cần các bạn thỏa mãn các yêu cầu cơ bản và có đủ số điểm họ đưa ra thì bạn sẽ được mời để nộp đơn định cư Úc. Điểm số ở đây được tính dựa theo nhiều yếu tố như số tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, khả năng tiếng anh,… Chi tiết các bạn có thể tự tính số điểm của bản thân Ở ĐÂY. Bài viết này Nam Anh sẽ không đi sâu vào vấn đề cơ bản này vì nếu viết hết sẽ rất là dài.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất và là bước đầu tiên để định cư Úc là các bạn cần có Skills Assessment nôm na nghĩa là Đánh giá kĩ năng tay nghề. Ở bài trước đã hướng dẫn các bạn làm đánh giá kĩ năng tay nghề sau khóa học Cook 2 năm bằng chương trình Job Ready Program. Tuy nhiên đó không phải là cách duy nhất để các bạn có thể lấy được Skills Assessment cho ngành Cook Chef. Vẫn còn 2 cách khác để lấy được Full Skills Assessment cho ngành này đó là bạn cần tích lũy đủ 3 năm kinh nghiệm sau khi đã có bằng cấp, hoặc 5 năm kinh nghiệm nếu bạn không có bằng cấp liên quan.

Ở Úc thì ngoài cách đi học để lấy được bằng cấp thì bạn còn cách khác để có bằng, đó chính là dùng kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức hiện tại của bạn để chuyển đổi sang bằng cấp Úc, gọi là RPL – Recognition of Prior Learning. Đó là các kỹ năng mà bạn tích lũy được trong quá trình:

– Làm việc fulltime hoặc par-time (có trả lương hoặc không trả lương)

– Học tập ngắn hạn hay dài hạn tại các trường cao đẳng, đại học.

Do vậy, bạn có thể được cấp nhiều bằng nếu bạn có kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà không phải tốn thời gian đi học ở trường cao đẳng, đại học của Úc.

Để lấy ví dụ cho dễ hiểu nhé. Nam Anh đã gặp nhiều trường hợp trước đây sang Úc chỉ là đi theo diện phụ thuộc theo partner đang học tập tại Úc bằng student visa 500 (cao đẳng, đại học hoặc thạc sĩ). Sau đó bạn đã đi làm thêm với vị trí cook/chef và sau 1-2 năm bạn đã dùng kinh nghiệm đi làm đó để chuyển đổi sang bằng cấp Cookery Cer III hoặc IV. Sau đó bạn vẫn tiếp tục làm thêm để đủ 3 năm kinh nghiệm nghề này. Lúc này bạn đã có 3 năm kinh nghiệm full-time cộng thêm bằng cấp RPL Cookery Cer IV, bạn dùng bằng và 3 năm kinh nghiệm này để làm Skills Assessment (SA) nghề Chef.

Sau khi đã pass SA thì bạn đã có đủ điều kiện để xin PR, vì điểm tuổi + điểm kinh nghiệm + bằng cấp (đã có bằng ĐH ở VN) + tiếng anh + điểm partner … đã hơn 65 điểm, cộng thêm 5 điểm bảo lãnh của bang mà bạn nộp là bạn đã có đủ điểm để xin visa 190 là PR cho cả nhà. Trung bình là bạn mất khoảng 4-5 năm để đủ điều kiện định cư ( 2 năm làm part-time + 2 năm làm full-time = 3 năm kinh nghiệm, trong đó năm gần nhất cần full-time). Tức là tóm lại bạn không hề học ở Úc mà cả thời gian ở Úc chỉ đi làm thôi, bạn vẫn đủ điều kiện xin được PR. (Điều này áp dụng tương tự đối với tất cả các loại visa khác có quyền đi làm, trong đó có visa 462).

Tuy nhiên đó là trước đây, còn hiện tại luật định cư Úc đã thay đổi đôi chút. Úc đã không còn cho Skills Assessment mà dùng bằng RPL để làm quyền nộp định cư nữa. Nghĩa là nếu bạn dùng bằng RPL để làm SA thì vẫn có thể làm được, nhưng SA này chỉ có thể dùng để xin việc chứ không dùng được cho mục đích định cư. Nếu muốn có được SA dùng để định cư thì bạn cần phải dùng bằng cấp chính thức (không phải bằng chuyển đổi) để làm SA, có nghĩa là bạn phải học ít nhất một khóa tại Úc hoặc nước khác (được Úc công nhận) để đạt điều kiện này. Hoặc là bạn phải tiếp tục làm đủ thêm 2 năm nữa để có đủ tổng cộng 5 năm kinh nghiệm thì mới có thể làm SA dùng để định cư được.

Vậy nên nếu là trước đây thì theo lý thuyết bạn sẽ chỉ cần dùng visa 462 để tích lũy đủ 3 năm kinh nghiệm nghề cook/ chef. Vì visa 462 được đi làm tối đa 3 năm, và làm tối đa 12 tháng 1 chủ với nghề Cook/ Chef tại Bắc Úc (mỗi khi visa năm 2 năm 3 được cấp là điều kiện 12 tháng này lại được reset). Khi đó là có thể chuyển đổi RPL để có bằng Cookery Cer IV + 3 năm kinh nghiệm và lúc đó sẽ đủ điều kiện xin PR. Nhưng hiện tại thì điều đó không còn áp dụng được nữa nên tóm lại các bạn vẫn sẽ cần học ít nhất 1 khóa ngắn hạn ví dụ Cookery Cer III hoặc IV để đáp ứng đủ điều kiện về bằng cấp.

Vậy giờ làm thế nào để tận dụng được visa 462 định cư Úc bằng nghề này?

Trước tiên Nam Anh sẽ phân tích những quyền lợi có được khi bạn có trong tay visa 462 trong tay nhé:

  • Được quyền làm Full-time không giới hạn số giờ
  • Được làm 1 chủ 12 tháng nếu làm đúng job gia hạn tại vùng gia hạn
  • Có thể gia hạn thêm tối đa 2 năm nữa, tổng cộng là 3 năm.
  • Mỗi khi visa năm 2 và năm 3 được cấp thì điều kiện làm 1 chủ 12 tháng lại được reset.
  • Được học tập tối đa 4 tháng cho mỗi năm visa, tức là visa năm 1 học 4 tháng, năm 2 cũng được học 4 tháng, năm 3 cũng vậy.

Dựa vào những quyền lợi trên thì chúng ta có thể thấy lợi thế được quyền làm việc full-time tối đa 3 năm sẽ giúp các bạn gỡ bở được rào cản về số năm kinh nghiệm tối thiểu 3 năm mà nghề cook/chef yêu cầu để có thể làm được Full Skills Assessment.

Nam Anh có thể gợi ý một số cách như sau để tận dụng visa 462:

  1. Bạn qua Úc với visa 462, làm đủ ít nhất 88 ngày ở vùng được gia hạn. Trong 1 năm đó bạn kiếm đủ tiền học 2 năm khóa Cookery (khoảng 20k-25k AUD) sau khi tốt nghiệp bạn xin visa 485 sẽ được ở Úc 18 tháng tương đương với 1 năm rưỡi, sau khi hết 1 năm rưỡi bạn lại apply tiếp visa 462 năm 2 và năm 3 để ở thêm 2 năm nữa (với điều kiện bạn dưới 31 tuổi). Như vậy bạn sẽ có tổng cộng 3 năm rưỡi sau khi tốt nghiệp có quyền làm việc full-time để đủ điều kiện làm SA ngành chef và đồng thời kiếm được thêm 10 điểm định cư vì đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Úc. => cách này giúp các bạn có nhiều thời gian hơn sau khóa học để đủ làm SA, vì theo NA thấy có nhiều bạn kiếm job full-time ngay sau khi tốt nghiệp khá khó khăn, đến lúc kiếm được rồi thì phải làm đủ 1 năm, sau đó lại phải đợi rất lâu để có kết quả SA, lúc đó thì visa 485 cũng đã hết hạn nên phải rời Úc hoặc chuyển sang loại visa khác để tiếp tục con đường này.
    Ưu điểm của cách này là các bạn sẽ kiếm được thêm 5 điểm học tại Úc và 5 điểm nữa nếu học ở Regional (vùng miền),
    Nhược điểm: thời gian của cả quá trình sẽ kéo dài.
    ____________________________________
  2. Bạn học sẵn nghề bếp ở VN và thi lấy chứng chỉ Cookery Cer III (làm chuyển đổi RPL) từ VN. Sau khi qua Úc vì bạn đã có chứng chỉ nên có thể dễ dàng đi xin việc nghề cook và làm 1 năm (hãy làm đủ ít nhất 88 ngày ở vùng được gia hạn), sau khi gần hết 1 năm (còn khoảng tầm 4 tháng hết visa) thì các bạn nộp xin học tiếp lên 1 khóa Cookery Cer IV để thỏa mãn điều kiện có bằng Cook tại Úc. Khóa này thường là tầm 1 năm, nhưng để tiết kiệm thời gian thì bạn hãy tận dụng 4 tháng cuối của visa 462 năm 1 để đi học luôn trong khi vẫn được quyền làm full-time. Sau đó khi gần hết visa bạn nộp đơn chuyển đổi visa 462 sang student visa 500 để học nốt trong 8 tháng còn lại và lấy bằng Cer IV., trong thời gian này bạn vẫn có thể đi làm part-time nghề Cook để tiếp tục được tính kinh nghiệm nha. Sau khi học xong lấy bằng và gần hết student visa thì bạn lại tiếp tục nộp xin visa 462 năm 2 và năm 3 để có thêm 2 năm đi làm full-time nữa. Lúc này khi ở gần cuối visa 462 năm 3 thì bạn đã có đủ 3 năm kinh nghiệm (kinh nghiệm đã được tính từ khi bạn có bằng chuyển đổi RPL rồi) và lúc này bạn đã đáp ứng đủ điều kiện để làm SA ngành chef, bạn có dư tầm 4 tháng cuối của visa 462 đủ để ra positive Ful Skills Assessment, và còn được cộng thêm 10 điểm kinh nghiệm 3 năm tại Úc.
    Ưu điểm: Có sẵn Cer III từ VN nên qua Úc cực dễ xin việc nghề Cook. Thứ hai là rút ngắn được thời gian. Trong khi cách 1 sẽ mất từ 5.5 tới 6 năm trở lên cho cả quá trình tới bước nộp hồ sơ định cư, thì cách 2 này rút ngắn lại còn 3 năm 8 tháng là tới được bước nộp hồ sơ định cư.
    Nhược điểm: sẽ không được cộng 5 điểm học tại Úc và 5 điểm vùng miền vì chưa đủ 2 năm học, nhưng đối với cách này các bạn có thể hướng đến visa 190 và 491 thay vì cạnh tranh với các ứng viên visa 189 có điểm cao.

Lưu ý là các hướng đi trên là để tham khảo vì ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác mà các bạn còn cần phải cố gắng để nâng số điểm định cư của bản thân lên ví dụ như điểm tiếng Anh. Vì nếu hướng tới visa 189 là PR không cần bảo lãnh bang thì số điểm cạnh tranh cũng khá là cao. Và ngoài ra thì luật cũng thay đổi theo từng năm nên các bạn cần chú ý cập nhật những gì mới nhất để thay đổi theo nó. Ví dụ như visa 190 thì bang Queensland hiện tại không mời cho visa 190, bang Victoria yêu cầu có 5 năm kinh nghiệm để nhận được lời mời cho 190,…vân vân…. Tất cả đều phụ thuộc vào tùy trường hợp của từng cá nhân vì mỗi người đều có background khác nhau.

Ví dụ như nếu đi theo con đường giống như gợi ý số 2 thì bang NT hiện tại là thuận lợi nhất để đi theo cách đó và hướng tới visa 190 và 491. Vì các bạn ở đó sẽ vừa gia hạn được visa 462 một cách thuận lợi, lại vừa có khóa học Cookery ở đó luôn. Vậy nên nếu settle down được ở bang NT thì có lẽ sẽ là lợi thế nhất. Ví dụ vậy thôi vì tương lai luôn có sự thay đổi nhé. Còn nếu hướng tới 491 dễ hơn thì cũng có thể chọn bang QLD, vì NA thấy ở QLD sẽ có nhiều Job nghề Cook hơn NT chút nên khả năng kiếm được job lại dễ hơn. Các bạn đọc bài viết này để tham khảo và đưa ra hướng đi phù hợp nhất với bản thân thôi nha, còn lại tất cả vẫn cần phụ thuộc vào sự cố gắng và một chút may mắn nữa.

Dưới đây Nam Anh sẽ đăng về danh sách ngành nghề định cư của mỗi bang (dành cho 190 và 491) trong đó có ngành cook chef nha. Các bạn cần vô đọc kĩ điều kiện của mỗi bang (đều có những cái khác nhau đó) để lựa chọn ngay từ đầu nơi phù hợp để hướng tới.

Queensland:
Link: https://migration.qld.gov.au/skilled-occupation-lists/

South Australia:
Link 1: https://www.migration.sa.gov.au/skilled-migrants/lists-of-state-nominated-occupations
Link 2: https://www.migration.sa.gov.au/skilled-migrants/nomination-process/skilled-nomination-requirements

New South Wales: https://www.business.nsw.gov.au/live-and-work-in-nsw/visas-and-immigration/nsw-skilled-occupations-list/nsw-190-priority-skilled-occupation-list

Western Australia: https://migration.wa.gov.au/services/skilled-migration-western-australia/occupation%20lists

Northern Territory: https://nt.gov.au/__data/assets/pdf_file/0006/490335/nt-skilled-occupation-priority-list.pdf

Australian Capital Territory: https://skills.act.gov.au/sites/default/files/Interim%20ACT%20Skills%20Needs%20List%202019.pdf

Victoria:
https://liveinmelbourne.vic.gov.au/migrate/visa-nomination-occupation-lists/visa-nomination-occupation-list-for-victoria

Còn gì chưa rõ các bạn có thể comment trong bài viết này, comment trong bài đăng tại fanpage Lao Động Kỳ Nghỉ, comment tại bài đăng trong nhóm Hành trình tới Úc , hoặc cũng có thể đăng câu hỏi vào nhóm Hành trình tới Úc nhé.

Tiện đây nhắc luôn là Nam Anh có thể giúp các bạn 462 chuyển đổi visa sang student visa 500 MIỄN PHÍ tại đây nhé. Tức là từ việc dịch thuật hồ sơ chuẩn NAATI bên Úc để nộp hồ sơ cho trường và bộ di trú Úc, cho tới việc xin offer và COE từ trường, mua Bảo hiểm du học sinh, đặt lịch khám sức khỏe , viết giải trình và kế hoạch học tập chi tiết, cho tới lodge visa, từ A đến Z MIỄN PHÍ nhé. Trước giờ Nam Anh đã giúp nhiều bạn 462 trong group Hành trình tới ÚC đổi visa thành công rồi nhưng không kể ra thôi 😂 . Hoặc nếu cần giới thiệu nơi học và lấy bằng Cookery Cer II tại Việt Nam với chi phí rẻ thì cũng có thể nhắn vào page Chuyển đổi visa Úc cho Nam Anh nhé.

📍 Một số link tham khảo khác dành cho các bạn:

Ngoài ra nếu muốn tìm hiểu về visa 462 thì các bạn cũng có thể đọc kĩ Cẩm Nang về chương trình Lao Động Kỳ Nghỉ và tham gia nhóm Hành trình Working Holiday Australia trên Facebook tại đây. Trên group có rất nhiều bạn đã xin được visa 462 rồi sẽ giúp đỡ tư vấn về mọi vấn đề cho các bạn đến sau xin được loại visa này từ Đại Sứ Quán Úc nhé: Bấm vào đây để tham gia Group

BÀI LIÊN QUAN
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
GỬI BÌNH LUẬN